Cách giải quyết khi xảy ra tranh chấp nhà đất đồng sở hữu

Khi tranh chấp nhà đất đồng sở hữu xảy ra, các đồng sở hữu không thể thỏa thuận thì có thể yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Sở hữu chung là gì?

Điều 209 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung”; và “Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Khoản 2 Điều 98 Luật đất đai 2013 quy định: Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì giấy chứng nhận được quy định:

– Phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.

– Mỗi người được cấp 1 giấy chứng nhận.

– Trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.

Đối với trường hợp cấp sổ đỏ cho tất cả đồng sở hữu được quy định như sau:

– Từng chủ sở hữu sẽ được cấp riêng 1 sổ đỏ có giá trị như nhau.

– Phần tên người sở hữu thì sổ đỏ của ai sẽ có tên người đó và chỉ ghi tổng diện tích.

– Việc từng chủ sở hữu có diện tích đất bao nhiêu do các bên lập biên bản thỏa thuận với nhau.

Do đó, nếu nhiều người cùng được cấp sổ hồng chung thì họ không có quyền tuyệt đối đối với việc quản lý, sử dụng, định đoạt đối với căn nhà.

Các tranh chấp nhà đất đồng sở hữu được giải quyết tương tự với vụ án tranh chấp đất đai khác. Ảnh: Phan Anh

Giải quyết tranh chấp nhà đất đồng sở hữu?

Khi tranh chấp nhà đất đồng sở hữu xảy ra, việc đầu tiên là các bên tiến hành hòa giải. Nếu các bên không thể có thỏa thuận, hòa giải giải quyết tranh chấp nhà đồng sở hữu thì có thể yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Các tranh chấp nhà đồng sở hữu được giải quyết tương tự với vụ án tranh chấp đất đai khác. Tuy nhiên, tất cả chủ sở hữu đối với căn nhà được ghi nhận trong giấy chứng nhận phải tham gia tố tụng để giải quyết vụ án.

Trường hợp các đương sự không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung đó thì mỗi đương sự phải chịu án phí sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng theo quy định tại Khoản 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Tuấn Anh

Theo laodong.vn

Nguồn bài viết: https://laodong.vn/bat-dong-san/cach-giai-quyet-khi-xay-ra-tranh-chap-nha-dat-dong-so-huu-905617.ldo

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT LỊCH TƯ VẤN