Quy định về bản quyền phim theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Bản quyền phim là vấn đề nhận được khá nhiều sự quan tâm khi mà nền công nghiệp phim đang ngày càng phát triển. Vậy pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định về vấn đề bản quyền phim này như thế nào? Hãy cũng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Quy định của pháp luật về Bản quyền phim

Tác phẩm phim hay còn được gọi là tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự quy được hiểu là tác phẩm được thể hiện bằng hình ảnh động kết hợp hoặc không kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam thì bản quyền của tác phẩm phim này được bảo hộ kể từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.

Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh được xem là tác giả của tác phẩm và được hưởng các quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ và các quyền khác theo thỏa thuận.

Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được xem là chủ sở hữu đối với tác phẩm và có các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ. 

Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phim điện ảnh

Hồ sơ đăng ký bảo hộ đối với bản quyền âm nhạc được thực hiện như sau:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả: Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; tóm tắt nội dung tác phẩm; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
  • Hai bản sao tác phẩm điện ảnh;
  • Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Để được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ Công ty Luật Nam Hà theo thông tin dưới đây: 

   CÔNG TY LUẬT TNHH MTV NAM HÀ (NAM HA LAW FIRM)

   Địa chỉ: Tầng 2.02, Số 90 Trần Đình Xu, P. Cô Giang, Quận 1, TP.HCM

   Điện thoại: 028 6291 2919                                         Tổng đài giải đáp pháp lý: 1900.86.86.24

   Hotline: 0906735415 (Luật sư Nguyễn Tri Thắng)     

   Website: namhaluat.com                                            Facebook: Hệ Thống Luật Nam Hà

   Email: vp.luatnamha@gmail.com    

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT LỊCH TƯ VẤN