QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Hiện nay, tranh chấp đất đai diễn ra ngày càng một nhiều và giải quyết tranh chấp đất đai tại Toà án lại rất phức tại vì mất nhiều thời gian, chi phí, gây ảnh hưởng đến quan hệ của các bên. Vì vậy pháp luật đã đặt ra nhiều hướng giải quyết tranh chấp khác nhau. Vậy tranh chấp đất đai là như thế nào, trình tự để giải quyết tranh chấp đất đai ra sao. Sau đây, Công ty Luật TNHH Nam Hà và Cộng Sự xin giới thiệu để khách hàng tham khảo trình tự giải quyết tranh chấp đất đai.

1. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
  • Luật Đất đai năm 2013;
  • Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

2. Tranh chấp Đất đai là gì?

Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.

Theo đó, chỉ những tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất bao gồm cả việc tranh chấp ranh giới giữa các thửa đất, lối đi chung mới là tranh chấp đất đai. Việc xác định tranh chấp nào là tranh chấp đất đai rất quan trọng vì thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khác với thủ tục giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai.

Lưu ý: Đối với những tranh chấp liên quan đến đất đai như: Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, nhà ở; Tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất; Tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng khi ly hôn…đấy là những vấn đề chủ yếu do chủ yếu do Bộ luật Dân sự quy định nên thủ tục giải quyết các bên có thể khởi kiện trực tiếp tại Tòa án mà không phải thông qua hòa giải tại UBND cấp xã.

3. Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai

Bước 1: Các bên tranh chấp tự hòa giải với nhau trên cơ sở tự nguyện (bước này không bắt buộc).

Bước 2: Gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tới UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp (đây là bước bắt buộc phải thực hiện).

Nếu các bên hòa giải thành thì UBND ra Biên bản hòa giải thành.

Nếu các bên hòa giải không thành thì tiếp tục sang Bước 3.

Bước 3:

Trường hợp 1: Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ về đất quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Trường hợp 2: Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì giải quyết theo một trong các cách sau:

  • Cách 1: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện (nếu là tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau), tại UBND cấp tỉnh (nếu một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam đinh cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
  • Cách 2: Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

4. Giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Toà án

Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận; Có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận; Không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và đương sự lựa chọn khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Bao gồm:

– Đơn khởi kiện;

– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013;

– Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp;

– Bản sao Sổ hộ khẩu; chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của người khởi kiện;

– Các giấy tờ chứng minh liên quan khác.

Bước 2: Nộp đơn khởi kiện

– Nơi nộp: Tòa án nhân dân cấp huyện có đất đang tranh chấp.

– Hình thức nộp có thể:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 3: Tòa thụ lý và giải quyết

– Nếu hồ sơ chưa đủ thì Tòa án yêu cầu bổ sung.

– Nếu hồ sơ đủ:

  • Tòa thông báo nộp tạm ứng án phí.
  • Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thuế theo giấy báo tạm ứng án phí và mang biên lai nộp lại cho Tòa.
  • Khi nhận được biên lai đóng tạ ứng án phí Toà án sẽ thụ lý giải quyết.

Bước 4: Thủ tục chuẩn bị xét xử và xét xử

– Trong giai đoạn này Tòa sẽ tổ chức hòa giải tại Tòa án; Nếu các bên không hòa giải thành thì sẽ Tòa sẽ đưa vụ án tranh chấp ra xét xử sơ thẩm (nếu không thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ).

– Sau khi có bản án sơ thẩm các bên tranh chấp có quyền kháng cáo nếu không đồng ý với bản án và phải có căn cứ.

Để giúp bạn đọc dễ hình dung hơn về trình tự của thủ tục này. Công ty Luật Nam Hà tóm tắt lại thành sơ đồ như hình dưới đây.

sơ đồ trình tự giải quyết tranh chấp đất đai

Trên đây là tổng hợp quy trình giải quyết tranh chấp đất đai. Trường hợp bạn có khúc mắc, thậm chí là tranh chấp liên quan tới đất đai thì Luật sư Công ty Luật TNHH Nam Hà và Cộng Sự sẽ giúp bạn xử lý các trường hợp đó một cách chuyên nghiệp và có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật cho phép.

  • Để có thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH NAM HÀ VÀ CỘNG SỰ

Địa chỉ: Tầng 2.02, Số 90 Trần Đình Xu, Phường Cô Giang, Q1, Tp.Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 6291 2919 – (028) 6295 8905 

Emailinfo@namhaluat.com – Websitehttps://namhaluat.com

Facebook: Công ty Luật Nam Hà và Cộng sự – OA Zalo: Công ty Luật Nam Hà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT LỊCH TƯ VẤN