So sánh Nghị định 80/2021/NĐ-CP với Nghị định 39/2018 về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là bộ phận đông đảo trong hệ thống các tổ chức kinh tế ở Việt Nam. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 80/2021/NĐ-CP để thay thế cho Nghị định 39/2018/NĐ-CP về hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nghị định 80/2021/NĐ-CP Nghị định 39/2018/NĐ-CP
1. Bổ sung thêm một số khái niệm mới
Điều 3:

Một số khái niệm mới được bổ sung:

– Mạng lưới tư vấn viên;

– Doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ;

– Đào tạo trực tiếp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;

– Đào tạo trực tuyến cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;

– Doanh nghiệp đầu chuỗi.

Trước đây không quy định
2. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ
Điều 13, 14:

Có chính sách riêng hỗ trợ sử dụng dịch vụ tư vấn về nhân sự, tài chính, sản xuất, bán hàng, thị trường, quản trị nội bộ và các nội dung khác liên quan tới hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ.

Trước đây không quy định
3. Xác định lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Điều 6:

Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào ngành, nghề kinh doanh chính mà doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Điều 7:

Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế và quy định của pháp luật chuyên ngành.

4. Hỗ trợ công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Bổ sung quy định về hỗ trợ công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Điều 11. Không quy định
5. Hồ sơ đề nghị được hỗ trợ tư vấn từ mạng lưới tư vấn viên
Không quy định Khoản 2 Điều 13 quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ tư vấn tại cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hồ sơ tư vấn là điều kiện để cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa xem xét cung cấp dịch vụ hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
6. Nội dung hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Khoản 2 Điều 13 quy định:

– Doanh nghiệp siêu nhỏ: Được hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 50 triệu đồng/năm/doanh nghiệp;

– Doanh nghiệp siêu nhỏ; doanh nghiệp siêu nhỏ sử dụng nhiều lao động nữ; doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp xã hội: Được hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 70 triệu đồng/năm/doanh nghiệp;

– Doanh nghiệp nhỏ: Được hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 100 triệu đồng/năm/doanh nghiệp;

– Doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp xã hội: Được hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 150 triệu đồng/năm/doanh nghiệp;

– Doanh nghiệp vừa: Được hỗ trợ tối đa 30% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 150 triệu đồng/năm/doanh nghiệp;

– Doanh nghiệp vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp vừa sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp xã hội: Được hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 200 triệu đồng/năm/doanh nghiệp.

Khoản 3 Điều 13 quy định mức hỗ trợ thấp hơn:

– Doanh nghiệp siêu nhỏ được hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn, nhưng không quá 03 triệu đồng/năm;

– Doanh nghiệp nhỏ được giảm tối đa 30% giá trị hợp đồng tư vấn, nhưng không quá 05 triệu đồng/năm;

– Doanh nghiệp vừa được giảm tối đa 10% giá trị hợp đồng tư vấn, nhưng không quá 10 triệu đồng/năm;

– Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được miễn, giảm phí tư vấn.

 

6. Hỗ trợ đào tạo nghề để phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Không quy định điều kiện với người lao động tham gia đào tạo Khoản 2 Điều 14 quy định người lao động tham gia khóa đào tạo phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Đã làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tối thiểu 06 tháng liên tục;

– Không quá 50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ.

7. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo          
Điều 20 quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo Không quy định.
8. Hỗ trợ tư vấn sở hữu trí tuệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
Khoản 2 Điều 22:

– Tư vấn về thủ tục xác lập, chuyển giao, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước: Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 30 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp;

– Tư vấn về xây dựng bản mô tả sáng chế, bản thiết kế kiểu dáng công nghiệp, bản thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu: Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 30 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp;

– Tư vấn về quản lý và phát triển các sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước: Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 50 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp;

– Tư vấn về xác lập chuyển giao, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài: Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng nhưng không quá 50 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp.

Khoản 1 Điều 21:

Không giới hạn giá trị hợp đồng hỗ trợ tư vấn, cụ thể:

– Tư vấn về thủ tục xác lập, chuyển giao, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn;

– Tư vấn về xây dựng và thực hiện chính sách, chiến lược hoạt động sở hữu trí tuệ: Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn

 

– Tư vấn về thiết kế, đăng ký bảo hộ, khai thác và phát triển giá trị của nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế: Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn

– Tư vấn về xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý: Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn.

 

 

9. Hỗ trợ sử dụng cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
Khoản 1 Điều 22:

– Hỗ trợ 100% chi phí sử dụng trang thiết bị tại cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung nhưng không quá 20 triệu đồng/năm/doanh nghiệp;

– Hỗ trợ tối đa 50% chi phí thuê mặt bằng tại các cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung, nhưng không quá 5 triệu đồng/tháng/doanh nghiệp. Thời gian hỗ trợ tối đa là 03 năm kể từ ngày doanh nghiệp ký hợp đồng thuê mặt bằng.

Khoản 5 Điều 21:

– Hỗ trợ 100% chi phí sử dụng trang thiết bị tại các cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

– Hỗ trợ 50% phí tham gia các cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, nhưng không vượt quá 5 triệu đồng/tháng/doanh nghiệp

10. Hỗ trợ về thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
Điểm d khoản 6 Điều 22:

Hỗ trợ chi phí thuê địa điểm, thiết kế và dàn dựng gian hàng, vận chuyển sản phẩm trưng bày, chi phí đi lại, chi phí ăn, ở cho đại diện của doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại nhưng không quá 30 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với sự kiện tổ chức trong nước và không quá 50 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với sự kiện tổ chức ở nước ngoài;

Điểm c khoản 4 Điều 21 không giới hạn chi phí hỗ trợ, chỉ quy định: Hỗ trợ 100% chi phí gian hàng tại Hội trợ triển lãm xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế; được ưu tiên tham gia Chương trình xúc tiến thương mại có sử dụng ngân sách nhà nước.
11. Tiêu chí xác định cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị
Khoản 1 Điều 23 và Khoản 1 Điều 24 quy định riêng về tiêu chí để xác định cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị, cũng như điều kiện doanh được lựa chọnhỗ trợ.

Tiêu chí xác định cụm liên kết ngành: Đáp ứng đồng thời các tiêu chí

– Có các doanh nghiệp liên kết sản xuất, kinh doanh trong cùng ngành, lĩnh vực hoặc trong các ngành, lĩnh vực có liên quan đến nhau, vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau;

– Có tối thiểu 10 doanh nghiệp cùng hợp tác và cạnh tranh trong một địa giới hành chính xác định;

– Có sự tham gia của các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp (các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, tổ chức hiệp hội và tổ chức liên quan khác).

Điều kiện doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành được lựa chọn hỗ trợ: Đáp ứng 1 trong các tiêu chí:

– Có hợp đồng mua chung nguyên vật liệu đầu vào;

– Có hợp đồng bán chung sản phẩm;

– Có hợp đồng mua bán, hợp tác liên kết giữa các doanh nghiệp trong cụm liên kết ngành;

– Cùng xây dựng và sử dụng thương hiệu.

Tiêu chí để xác định chuỗi giá trị: Đáp ứng đồng thời các tiêu chí

– Sản xuất, phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng;

– Có các doanh nghiệp đầu chuỗi trong chuỗi giá trị;

– Có các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tiềm năng cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp đầu chuỗi.

Điều kiện doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị được lựa chọn hỗ trợ: Đáp ứng 1 trong các tiêu chí:

– Là doanh nghiệp đầu chuỗi trong chuỗi giá trị;

– Có hợp đồng mua bán, hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp đầu chuỗi;

– Được doanh nghiệp đầu chuỗi hoặc cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đánh giá có tiềm năng trở thành nhà cung ứng cho doanh nghiệp đầu chuỗi.

Điều 22 chỉ quy định chung tiêu chí lựa chọn cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia. Gồm:

– Đóng góp cao trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia hoặc địa phương.

– Tạo việc làm cho người lao động.

– Tạo ra giá trị gia tăng cao.

– Có mật độ doanh nghiệp tham gia lớn.

11.  Hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị
Khoản 1 Điều 25:

– Hỗ trợ tối đa 50% chi phí đào tạo cho học viên của doanh nghiệp khi tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu theo nhu cầu phát triển của ngành, chuỗi giá trị nhưng không quá 10 triệu đồng/học viên/năm và không quá 03 học viên/doanh nghiệp/năm.

Khoản 1 Điều 24:

– Hỗ trợ 50% chi phí đối với các khóa đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất chuyên biệt tại hiện trường nhưng không quá 30 triệu đồng trên 01 khóa đào tạo cho một doanh nghiệp và không quá 01 khóa đào tạo trên năm.

12. Hỗ trợ nâng cao năng lực liên kết sản xuất và kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị
Khoản 2 Điều 25:

– Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn đánh giá toàn diện năng lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị nhưng không quá 30 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp;

– Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn cải tiến, nâng cấp kỹ thuật chuyên sâu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm cải thiện năng lực sản xuất, đáp ứng yêu cầu kết nối, trở thành nhà cung cấp của doanh nghiệp đầu chuỗi nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp.

Khoản 2 Điều 24

– Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về thúc đẩy liên kết trong cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;

– Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về xây dựng các dự án liên kết kinh doanh nhằm thúc đẩy phát triển thị trường, nâng cao giá trị của sản phẩm, hàng hóa.

13. Hỗ trợ thông tin, phát triển thương hiệu, kết nối và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị
Khoản 3 Điều 25 quy định hỗ trợ một số dịch vụ mới như: tra cứu thông tin về các sự kiện kết nối với doanh nghiệp đầu chuỗi, quy trình tìm kiếm… Trước đây không quy định.
14. Hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị
Được quy định chi tiết tại Mục 4 Trước đây không quy định

Hữu Đức

Theo luatvietnam.vn

Nguồn bài viết: https://luatvietnam.vn/doanh-nghiep/so-sanh-nghi-dinh-47-2021-nd-cp-voi-nghi-dinh-39-2018-561-32655-article.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT LỊCH TƯ VẤN