Dù đều là để lại tài sản của mình cho người khác nhưng nhận thừa kế và nhận tặng cho có rất nhiều điểm khác nhau.
Khái niệm
– Nhận thừa kế, theo Bộ luật Dân sự năm 2015 là việc một người nhận tài sản của một người khác sau khi người này chết đi theo di chúc hoặc theo pháp luật.
– Tặng cho tài sản, theo mục 3 Chương XVI Bộ luật Dân sự năm 2015 là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận (Điều 457 Bộ luật Dân sự).
Dù đều là để lại tài sản của mình cho người khác nhưng nhận thừa kế và nhận tặng cho có rất nhiều điểm khác nhau. Đồ họa: M.H
Đối tượng hưởng
Người nhận thừa kế là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế; sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Còn đối tượng hưởng nhận tặng cho tài sản phải còn sống
Hình thức thực hiện
Nhận thừa kế phải dựa vào di chúc để lại; phân chia di sản theo pháp luật.
Còn nhận tặng cho tài sản thì phải lập hợp đồng tặng cho tài sản.
Thời điểm có hiệu lực
– Nhận thừa kế: Người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại từ thời điểm mở thừa kế – thời điểm người có tài sản chết.
– Tặng cho động sản: Thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản trừ khi có thỏa thuận khác; nếu động sản phải đăng ký quyền sở hữu thì có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký
Tặng cho tài sản có hiệu lực từ thời điểm đăng ký; nếu không phải đăng ký quyền sở hữu thì có hiệu lực từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Thủ tục nhận
Thủ tục nhận thừa được tiến hành sau khi người để lại tài sản chết. Những người thừa kế muốn nhận di sản phải thực hiện một trong các thủ tục sau:
– Khai nhận thừa kế theo di chúc.
– Khai nhận thừa kế theo pháp luật; phân chia di sản thừa kế.
Còn tặng cho tài sản được thực hiện khi cả hai bên đều còn sống; cùng lập hợp đồng cho tài sản.
Điểm giống nhau nhận thừa kế và tặng cho tài sản
– Đều được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015.
– Đều định đoạt tài sản, nhằm chuyển quyền sở hữu tài sản từ người này sang người khác.
– Được miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ nếu tặng cho hoặc thừa kế giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
– Nếu không thuộc các trường hợp nêu trên thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân là 10% và lệ phí trước bạ là 0,5% giá trị tài sản.
Theo TUẤN ANH
BÁO LAO ĐỘNG