ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HỒ CHÍ MINH

CÔNG TY LUẬT TNHH NAM HÀ VÀ CỘNG SỰ

DỊCH VỤ TƯ VẤN THỦ TỤC PHÁ SẢN

Phá sản doanh nghiệp là tình trạng một doanh nghiệp do làm ăn thua lỗ dẫn đến việc hoàn toàn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và bị tòa án, theo thủ tục luật định, ra quyết định bắt buộc doanh nghiệp thanh lý tài sản để trả nợ cho các chủ nợ.

1. Phá sản là gì? 

Phân biệt phá sản với giải thể doanh nghiệp

Theo Khoản 2 Điều 4 Luật phá sản 2014: “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.”

Khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, các chủ nợ hoặc chính bản thân doanh nghiệp mắc nợ được quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp đến tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đăng kí kinh doanh tại cơ quan đăng kí kinh doanh cấp tỉnh hoặc nơi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mắc nợ đặt trụ sở giao dịch chính. Nếu đủ điều kiện, Tòa án sẽ mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và tiến hành các hoạt động cần thiết khác. Trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, Tòa án ưu tiên áp dụng các biện pháp cần thiết để khôi phục doanh nghiệp. Nếu không được, Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp được thanh lí để trả cho các chủ nợ theo trật tự luật định.

Phá sản doanh nghiệp là hiện tượng tất yếu của cơ chế kinh tế thị trường. Bên cạnh sự tác động tiêu cực như gây những xáo trộn, ảnh hưởng xấu đến việc phát triển sản xuất, ổn định đời sống, đến việc làm của người lao động, phá sản còn tác động tích cực trong việc cơ cấu lại nền kinh tế, loại bỏ bớt những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, làm lành mạnh hóa môi trường kinh doanh.

2. Doanh nghiệp có được tự phá sản? 

Như đã đề cập, doanh nghiệp phá sản khi bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản, mà Tòa án chỉ ra quyết định sau quá trình xem xét theo yêu cầu doanh nghiệp phá sản. Nói cách khác, việc doanh nghiệp tự tuyên bố phá sản là không phù hợp với quy định của pháp luật và không có giá trị pháp lý. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp cũng không có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố chính nó phá sản.

3. Ai có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản?

Theo Điều 5 Luật Phá sản 2014, người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản gồm:

Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà DN, HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Người đại diện theo pháp luật của DN, HTX có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi DN, HTX mất khả năng thanh toán.

Chủ DN tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên…có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi DN mất khả năng thanh toán.

Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán…

Thành viên HTX hoặc người đại diện theo pháp luật của HTX thành viên của liên hiệp HTX có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi HTX, liên hiệp HTX mất khả năng thanh toán.

Công ty Luật TNHH MTV Nam Hà xin trân trọng giới thiệu sơ đồ thủ tục phá sản:

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 

CÔNG TY LUẬT TNHH MTV NAM HÀ 

Địa chỉ: Số 90 Trần Đình Xu, P.Cô Giang, Quận 1, Tp.HCM 

Điện thoại: (028) 6291 2919 – (028) 6295 8905

Hotline: 0906 735 415 (Luật sư Nguyễn Tri Thắng) 

Website: namhaluat.com Email: vp.namhaluat@gmail.com 

Chia sẻ:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Social Media

Bài viết mới

Danh Mục