(PLBQ) – Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt việc sở hữu một nhãn hiệu uy tín, hay một sáng chế riêng biệt mang lại nhiều lợi thế. Ngoài việc dùng nhãn hiệu, sáng chế để kinh doanh thì một số tổ chức, cá nhân lại chọn chuyển nhượng nhãn hiệu và sáng chế của mình để thu về lợi nhuận.
Việc chuyển nhượng nhãn hiệu, sáng chế cũng ngày càng phổ biến và không còn xa lạ, nó đem lại lợi ích cho chủ sở hữu, bên nhận chuyển nhượng và còn cả cho xã hội. Chuyển nhượng nhãn hiệu, sáng chế được hiểu là việc chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân. Chuyển nhượng được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. Các vụ chuyển nhượng với các nhãn hiệu quen thuộc xung quanh cuộc sống chúng ta như P/s là nhãn hiệu và là niềm tự là sản phẩm của người việt và hầu hết các gia đình việt Nam sử dụng, tuy nhiên hiện nay nhãn hiệu này lại thuộc sở hữu của một công ty 100% nước ngoài là tập đoàn Unilever hay gần đây nhất là nhãn hiệu Highlands Coffee chuyển giao cho Jollibbe, Phở 24…
Chuyển nhượng nhãn hiệu, sáng chế phụ thuộc vào ý chí của các bên, tuy nhiên việc chuyển nhượng nhãn hiệu, sáng chế cũng phải chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước. Do vậy, để xác lập quyền khi nhận chuyển nhượng tổ chức, cá nhân cần phải đăng ký bằng hợp đồng chuyển nhượng với cơ quan nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp để hợp đồng có hiệu lực.
Việc xác nhận khi nhận chuyển nhượng được thực hiện bằng đăng ký hợp đồng chuyển nhượng rất quan trọng. Trong thực tế có thể thấy rất nhiều vụ việc tranh chấp khi nhận chuyển nhượng nhãn hiệu, sáng chế trong những trường hợp như vậy nếu bên nhận chuyển nhượng và bên chuyển nhượng đã xác lập quyền và đăng ký hợp đồng với cơ quan nhà nước sẽ dễ dàng giải quyết và bảo vệ quyền lợi hơn. Việc không nắm rõ phương thức xác lập quyền khi thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu, sáng chế và luật sở hữu trí tuệ sẽ khiến các bên nhận rủi ro lớn.
Trong vụ việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng sáng chế “kéo cắt cành trụ tiêu trên cao” năm 2015 đã chứng minh việc xác nhận hợp đồng là vô dùng cần thiết. Ông Hoàng Công H tham gia cuộc thi sáng tạo kỹ thuật với sản phẩm kéo cắt trụ tiêu trên cao và đạt giải khuyến khích. Ông Đậu Chí T giám đốc Công ty cổ phần thương mại M đề nghị hợp tác hai bên đã xác lập hợp đồng chuyển giao với giá 200 triệu đồng ông H đã đưa hợp đồng cho ông T. Ông T hứa sẽ kí và đóng dấu nhưng sau đó ông T đã không trả lại hợp đồng và không thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận. Nhưng sau đó lại đưa vào sản xuất và bán trên thị trường. Nhận thấy bị xâm phạm quyền đối với sáng chế của mình nên ông H đã khởi kiện ông T.
Qua đây có thể thấy được việc xác nhận khi chuyển sáng chế là bước không thể thiếu sau khi thoả thuận hợp đồng nhằm bảo vệ quyền đối với sáng chế của mình, tránh các hành vi sao xâm phạm như sao chép, trốn tránh nghĩa vụ thanh toán giả mạo người khác… gây tổn thất cho các bên tham gia chuyển nhượng. Do vậy, trước khi chuyển nhượng các bên cần tìm hiểu và thực hiện đúng các quy định pháp luật.
Ngoài ra việc chuyển nhượng không chỉ đơn thuần là chuyển nhượng từ tổ chức, cá nhân này sang tổ chức, cá nhân khác mà cần xem xét các kiện hạn chế chuyển nhượng nhãn hiệu, sáng chế.
- Quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.
- Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
Căn cứ vào Luật Sở hữu trí tuệ chuyển nhượng nhãn hiệu, sáng chế cần được tổ chức, cá nhân lập thành hợp đồng và được đăng ký tại cơ quan nhà nước.
Thỏa thuận và lập hợp đồng chuyển nhượng.
Các các bên thỏa thuận với nhau và lập hợp đồng chuyển nhượng hợp đồng phải có các nội dung chủ yếu sau:
- Tên, địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.
- Số văn bằng chuyển nhượng.
- Căn cứ chuyển nhượng.
- Giá chuyển nhượng (Khi đàm phán giá cả chuyển nhượng doanh nghiệp cần lưu ý bao gồm cả các khoản thuế, phí trả cho nhà nước).
- Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.
Đây là những điều khoản cơ bản của hợp đồng và không thể thiếu. Những thỏa thuận trên cần được các bên thỏa thuận nếu không thỏa thuận được thì hợp đồng không thể được giao kết. Ngoài các điều khoản trên bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng có thể thỏa thuận các điều khoản khác mà không trái với quy định của pháp luật.
Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau :
- Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu theo mẫu 01 phụ lục D ban hành kèm theo Thông tư số 16/2016/ TT-BKHCN.
- Hợp đồng chuyển nhượng, Bản gốc hoặc Bản sao kèm bản gốc để đối chiếu trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực (trong trường hợp hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt thì cần phải kèm theo bản dịch).
- Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, sáng chế (bản gốc)
- Văn bản đồng ý của các chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp nếu thuộc quyền sở hữu Chung.Giấy ủy quyền trong trường hợp nộp hồ sơ thông qua đại diện
- Chứng từ nộp lệ phí (Bản sao) trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc chuyển vào tài khoản.
Nộp hồ sơ và lệ phí
Tổ chức cá nhân có thể nộp hồ sơ chuyển nhượng dưới các hình thức sau :
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại cục sở hữu trí tuệ
- Qua đường bưu điện
- Nộp hồ sơ trực tuyến. Đối với trường hợp này người nộp cần có chứng thư số và chữ ký số đăng ký tài khoản trên hệ thống để tiếp nhận đơn trực tuyến và được cục sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản.
Thời hạn giải quyết
Thời hạn giải quyết hồ sơ trong vòng 02 tháng (không bao gồm thời gian dành cho người nộp hồ sơ sửa những thiếu sót)
- Trường hợp có thiếu sót cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối cấp và nêu rõ lý do để tổ chức cá nhân bổ sung hoặc có ý kiến phản hồi.
- Trong trường hợp nếu hồ sơ không thiếu sót cục sở hữu trí tuệ sẽ quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
- Công bố quyết định cấp trên công báo sở hữu công nghiệp và ghi nhận vào sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
Việc chuyển nhượng nhãn hiệu, sáng chế không còn mới tuy nhiên để tránh những bất cập không đáng có việc xác lập quyền bằng thủ tục đăng kí hợp đồng chuyển nhượng như một bảo đảm và là căn cứ để khi xảy ra tranh chấp không thực hiện đúng theo hợp đồng hay bị xâm phạm các bên có thể giải quyết một cách nhanh chóng. Như vậy đòi hỏi các bên cần nắm rõ các quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi của mình tối ưu nhất.