Theo (Pháp lý) – Thế giới đang chứng kiến những chuyển biến nhanh chóng của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 – xuất phát từ đột phá trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, kinh tế số được coi là động lực phát triển của mỗi quốc gia, tạo công ăn việc làm và sự phát triển cho xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, nhiều nước đã quan tâm và ưu tiên thực hiện chuyển đổi số một cách toàn diện từ Chính phủ đến xã hội, doanh nghiệp để phát triển kinh tế số. Vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là chúng ta cần hoàn thiện khung pháp lý đầy đủ và chặt chẽ về kinh tế số.
Để vừa khuyến khích kinh tế số phát triển nhanh chóng, đúng hướng, đồng thời cũng vừa có thể kiểm soát tốt mô hình kinh tế này, tránh sự phát triển biến tướng thì khung pháp lý là một yếu tố rất quan trọng. Do vậy, khung pháp lý phù hợp, hiệu quả là nhu cầu tất yếu đẩy nhanh tiến độ quá trình chuyển đổi nền kinh tế hiện nay sang nền kinh tế số. Trong đó, những quy định pháp luật về thực hiện Chính phủ điện tử, giao dịch điện tử, chữ ký điện tử, bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng, tội phạm máy tính, quyền sở hữu trí tuệ, khả năng cạnh tranh, thuế và an ninh thông tin… sẽ là những nội dung cần phải đặc biệt quan tâm khi xây dựng khung pháp lý cho nền kinh tế số.
Xây dựng Chính phủ điện tử làm tiền đề hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số
Thời gian qua, việc xây dựng Chính phủ điện tử được Chính phủ xác định rõ là nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển Chính phủ điện tử dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng.
Theo đó, hành lang pháp lý trong ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử đã dần được thiết lập. Một số cơ sở dữ liệu mang tính chất nền tảng thông tin như Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia đang được xây dựng và đã có những cấu phần đi vào vận hành. Các cơ quan Nhà nước đã cung cấp một số dịch vụ công trực tuyến thiết yếu cho doanh nghiệp và người dân như: Đăng ký doanh nghiệp, kê khai thuế, nộp thuế, hải quan điện tử, bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, nhận định một cách tổng quan thì việc triển khai Chính phủ điện tử chưa đạt được kỳ vọng như mong muốn. Kết quả triển khai nhiều nhiệm vụ về Chính phủ điện tử cũng còn chậm và nhiều nơi thực hiện còn mang tính hình thức.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do thiếu khung pháp lý đồng bộ về xây dựng Chính phủ điện tử, thiếu quy định cụ thể về xác thực cá nhân, tổ chức trong các giao dịch điện tử cũng như các quy định pháp lý về văn thư, lưu trữ điện tử, giá trị pháp lý của văn bản điện tử trong giao dịch hành chính và thanh toán. Cơ chế bảo đảm thực thi nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử chưa đủ mạnh cũng là nguyên nhân của việc thực hiện còn chưa hiệu quả, có khi còn hình thức…
Hơn nữa, chúng ta cũng chưa phát huy tối đa sự tham gia của khu vực tư nhân trong xây dựng Chính phủ điện tử, thiếu cơ chế tài chính và đầu tư phù hợp với đặc thù của các dự án công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong môi trường kinh doanh của thế giới hiện nay.
Do đó, trong thời gian tới, cần đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện thể chế tạo cơ sở pháp lý cơ bản, toàn diện cho việc triển khai, xây dựng phát triển Chính phủ điện tử. Nghiên cứu, ban hành các văn bản pháp luật về chia sẻ dữ liệu; về xác thực điện tử; về bảo vệ dữ liệu cá nhân và bảo đảm quyền riêng tư của cá nhân; về chế độ báo cáo giữa các cơ quan hành chính Nhà nước và chế độ bảo mật thông tin….
Đặc biệt, cần nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật Chính phủ điện tử và các văn bản hướng dẫn bảo đảm hành lang pháp lý phát triển Chính phủ điện tử dựa trên dữ liệu mở, ứng dụng các công nghệ mới hướng tới nền kinh tế số, xã hội số.
Những vấn đề cốt lõi của khung pháp lý về kinh tế số
Trong những năm vừa qua, nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, phát triển kinh tế số, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Ban Chấp hành TW Đảng ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030 tầm nhìn 2045. Đặc biệt ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 52/NQ-TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Cùng với đó, chúng ta đã nỗ lực xây dựng khung pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và phát triển nền kinh tế số, ban hành, sửa đổi nhiều văn bản luật liên quan như Luật Giao dịch điện tử, Luật An ninh mạng, Luật Thương mại, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Công nghệ thông tin, Luật Quản lý thuế, Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Hình sự… và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, nhất là khi đất nước đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng, các luật điều chỉnh ngày càng tỏ ra bất cập, thiếu đồng bộ đòi hỏi chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật trong đó một số vấn đề cần đặc biệt quan tâm như:
Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, sở hữu trí tuệ, thương mại, đầu tư, kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số quốc gia và phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế mới dựa trên nền tảng công nghệ số, Internet và không gian mạng.
Cùng với đó, chúng ta đã nỗ lực xây dựng khung pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và phát triển nền kinh tế số, ban hành, sửa đổi nhiều văn bản luật liên quan như Luật Giao dịch điện tử, Luật An ninh mạng, Luật Thương mại, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Công nghệ thông tin, Luật Quản lý thuế, Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Hình sự… và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, nhất là khi đất nước đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng, các luật điều chỉnh ngày càng tỏ ra bất cập, thiếu đồng bộ đòi hỏi chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật trong đó một số vấn đề cần đặc biệt quan tâm như:
Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp với môi trường kinh doanh số, tạo thuận lợi cho đổi mới sáng tạo. Sớm ban hành khung cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (Sandbox) đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới. Đặc biệt cần quy định rõ phạm vi không gian và thời gian thử nghiệm.
Hoàn thiện pháp luật, chính sách về dữ liệu, quản trị dữ liệu, tạo thuận lợi cho việc tạo dựng, kết nối, chia sẻ và khai thác dữ liệu bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Sửa đổi các quy định về đầu tư theo hướng tạo thuận lợi cho các hoạt động thu hút vốn, mua cổ phần, mua bán sáp nhập doanh nghiệp công nghệ; các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ, bảo hộ và khai thác hiệu quả, hợp lý các tài sản trí tuệ do Việt Nam tạo ra; khuyến khích thương mại hoá và chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là đối với các sáng chế tại Việt Nam trên cơ sở tuân thủ pháp luật trong nước và bảo đảm lợi ích an ninh quốc gia. Khuyến khích các công ty đa quốc gia đặt các cơ sở nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam.
Hoàn thiện pháp luật, chính sách về tài chính-tiền tệ, thanh toán điện tử, quản lý thuế và các dịch vụ xuyên biên giới phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế số. Tạo lập hành lang pháp lý cho việc triển khai các mô hình lao động, việc làm mới trên nền tảng công nghệ số và hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Bên cạnh đó, thiết lập biện pháp giám sát nhằm đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp số. Cần chú trọng hoàn thiện cơ chế giải quyết các tranh chấp trong các hoạt động kinh tế số giữa các doanh nghiệp số với nhau, với người tiêu dùng, với người lao động… đặc biệt giữa các doanh nghiệp truyền thống và các doanh nghiệp số.
Sớm ban hành khung cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới.
Kinh nghiệm từ thế giới
Tại Hàn Quốc, để có thể phát triển nền kinh tế số, Hàn Quốc đã tạo ra chính sách điều chỉnh an sinh xã hội và đào tạo nguồn nhân lực nhằm hướng tới mục tiêu của mình. Trong quá trình đó, Hàn Quốc đã đưa ra nhiều đạo luật để quản lý từng lĩnh vực nhỏ trong ngành nội dung số. Hàn Quốc đã có Luật Văn bản điện tử, Luật Giao dịch điện tử và Luật Chữ ký số để hỗ trợ giao dịch điện tử. Những luật này hỗ trợ cho tầm nhìn về phát triển thương mại điện tử của Chính phủ Hàn Quốc. Bên cạnh đó, tiến tới việc thay đổi nhận thức để công nhận văn bản điện tử cũng có giá trị như trên giấy tờ.
Hàn Quốc từng không thành công trong việc điều tiết các doanh nghiệp như Alibaba, Uber hay Google. Tuy nhiên, nước này đã đưa ra một khung hợp tác để kiểm soát các công cụ tìm kiếm xuyên quốc gia. Sau khi chính sách này được đưa ra, nó đã gặp phải sự phản đối dữ dội từ phía Google.
Google không tuân thủ các chính sách pháp luật của nước sở tại. Đáp trả lại những phản ứng đó, công cụ tìm kiếm này sau đó đã có thứ hạng rất thấp khi khảo sát bởi người dùng Hàn Quốc. Chính bởi lý do này, Google đã có sự thay đổi trong cách tiếp cận vấn đề. Họ đã phải đặt một trung tâm hỗ trợ tại Hàn Quốc để tiếp nhận các khiếu nại từ phía người dùng.
Chính bởi không thể điều tiết cứng, Hàn Quốc dùng điều tiết mềm để tác động đến các tập đoàn đa quốc gia. Đây là một kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc kiểm soát hoạt động của các tập đoàn xuyên biên giới.
Google không tuân thủ các chính sách pháp luật của nước sở tại. Đáp trả lại những phản ứng đó, công cụ tìm kiếm này sau đó đã có thứ hạng rất thấp khi khảo sát bởi người dùng Hàn Quốc. Chính bởi lý do này, Google đã có sự thay đổi trong cách tiếp cận vấn đề. Họ đã phải đặt một trung tâm hỗ trợ tại Hàn Quốc để tiếp nhận các khiếu nại từ phía người dùng.
Chính bởi không thể điều tiết cứng, Hàn Quốc dùng điều tiết mềm để tác động đến các tập đoàn đa quốc gia. Đây là một kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc kiểm soát hoạt động của các tập đoàn xuyên biên giới.
Trong lĩnh vực giải trí điện tử, thị trường game online tại Hàn Quốc có hơn 15 triệu người đăng ký chơi. Phần lớn các trò chơi trực tuyến cho phép chơi miễn phí và lợi nhuận tạo ra thông qua việc bán các mặt hàng ảo. Vào đầu năm 2010, Tòa án Tối cao Hàn Quốc đã ra phán quyết rằng các loại tiền ảo có thể được trao đổi cho tiền thật và các giao dịch sử dụng “tiền ảo” sẽ bị đánh thuế.
Hàn Quốc là quốc gia rất thành công trong việc xây dựng Chính phủ điện tử. Từ năm 2004 đến nay, Hàn Quốc luôn nằm trong nhóm 10 nước phát triển nhất về Chính phủ điện tử. Hàn Quốc đã triển khai rất bài bản ngay từ đầu, từ việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng Chính phủ điện tử. Chính phủ Hàn Quốc đã thiết kế nhiều chương trình để hỗ trợ phát triển 3 yếu tố cơ bản là: công nghệ, nguồn nhân lực và các tiêu chuẩn Chính phủ điện tử.
Tại Trung Quốc, kể từ năm 2015, Trung Quốc đã vươn lên dẫn đầu thương mại điện tử trên toàn thế giới. 3 công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc là Baidu, Alibaba và Tencent đã phát triển đến trình độ có thể cạnh tranh với các ông lớn về công nghệ ở Mỹ là Amazon, Apple, Facebook, Google và Netflix. Từ 3 doanh nghiệp nền móng đóng vai trò hạt nhân, Trung Quốc dần tạo ra một hệ sinh thái các sản phẩm công nghệ số.
Trung Quốc hiện được coi là một trong những thị trường thanh toán di động tiên tiến nhất thế giới với sự phủ sóng rộng khắp của WeChat Pay và Alipay.
Một trong những cột đỡ chính cho nền kinh tế số Trung Quốc là việc Chính phủ tạo điều kiện và không gian để các doanh nghiệp số thử nghiệm, đồng thời vừa là nhà đầu tư vừa là người tiêu dùng các công nghệ số.
Bên cạnh đó, Chính phủ có chính sách cụ thể để kêu gọi đầu tư và hỗ trợ mọi mặt, chung tay giúp các công ty phát triển, đặc biệt chính sách khuyến khích các hoạt động trực tuyến đã rất thành công khi mà tiêu dùng trực tuyến ở Trung Quốc dần dần trở thành một trong những lĩnh vực kinh tế sáng tạo nhất, tăng trưởng nhanh nhất và được chấp nhận rộng rãi nhất, trở thành động lực lớn khuyến khích nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo ra nhiều công ăn việc làm và thúc đẩy nâng cấp cơ cấu công nghiệp.
Đồng thời, Trung Quốc cũng xác định sẽ thực hiện ưu đãi và hỗ trợ cho các lĩnh vực như điện tử thông minh, giáo dục và điều trị y tế trực tuyến, thương mại điện tử, mạng di động 5G và các dịch vụ viễn thông tại những khu vực nông thôn. Ngoài ra, Chính phủ còn có các chính sách khuyến khích công dân tham gia khởi nghiệp và những hoạt động đổi mới sáng tạo thông qua các biện pháp hỗ trợ như miễn, giảm thuế thu nhập.
Ngoài ra, kinh nghiệm từ các nhà lập pháp thế giới khi xây dựng khung khổ pháp luật phát triển nền kinh tế số cho thấy họ đều chú trọng vào những nội dung chính như các giao dịch điện tử, chữ ký điện tử, bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng, tội phạm máy tính, quyền sở hữu trí tuệ, khả năng cạnh tranh, thuế và an ninh thông tin…
Kinh nghiệm từ các nhà lập pháp thế giới khi xây dựng khung khổ pháp luật phát triển nền kinh tế số cho thấy họ đều chú trọng vào những nội dung chính như các giao dịch điện tử, chữ ký điện tử, bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng, tội phạm máy tính, quyền sở hữu trí tuệ, khả năng cạnh tranh, thuế và an ninh thông tin…
Có thể nói, mỗi quốc gia có những chiến lược khác nhau trong xây dựng chính sách pháp luật để đạt được đích đến thành công phát triển nền kinh tế số và tất cả đều là những kinh nghiệm quý để Việt Nam nghiên cứu và xây dựng khung pháp lý phù hợp, hiệu quả cho riêng mình./.
Đinh Chiến
Theo phaply.net.vn
Nguồn bái viết: https://phaply.net.vn/nhung-van-de-cot-loi-cua-khung-phap-ly-ve-kinh-te-so/