ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HỒ CHÍ MINH

CÔNG TY LUẬT TNHH NAM HÀ VÀ CỘNG SỰ

Mua bán nhà đất bằng vi bằng không được sang tên sổ đỏ

Vi bằng không có chức năng như công chứng, chứng thực việc giao dịch mua bán tài sản. Ảnh: Đức Mạnh

Vi bằng không có chức năng như công chứng, chứng thực việc giao dịch mua bán tài sản. Ảnh: Đức Mạnh

Dưới đây là những điều cần biết về mua bán nhà đất bằng vi bằng người dân nên nắm rõ.

Vi bằng là gì?

Vi bằng là thuật ngữ được nhiều người dân biết đến, đặc biệt là vi bằng liên quan đến nhà đất. Khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định rõ về vi bằng như sau:

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

Như vậy, vi bằng do Thừa phát lại lập để ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp không được lập vi bằng theo quy định tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.

Không được lập vi bằng để chuyển nhượng nhà đất

Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, cấm Thừa phát lại lập vi bằng để:

– Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (chỉ có đất), hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (chuyển nhượng nhà đất và tài sản khác gắn liền với đất nếu có).

– Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng đất, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

Mua bán nhà đất bằng vi bằng không được sang tên

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 và Nghị định 08/2020/NĐ-CP, chuyển nhượng nhà đất bằng vi bằng sẽ không được sang tên. Lý do là:

– Pháp luật đất đai quy định hợp đồng chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực và hồ sơ sang tên phải có hợp đồng chuyển nhượng được công chứng hoặc chứng thực.

– Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực mà chỉ ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Những sự kiện về nhà đất được lập vi bằng

Thừa phát lại được lập vi bằng để ghi nhận sự kiện liên quan đến chuyển nhượng nhà đất như sau:

– Xác nhận tình trạng nhà, đất.

– Giao nhận tiền khi chuyển nhượng nhà đất hợp pháp, khi hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định.

– Ghi nhận việc đặt cọc,…

Trang Thiều (T/H) 

Theo laodong.vn

Nguồn bài viết: https://laodong.vn/bat-dong-san/mua-ban-nha-dat-bang-vi-bang-khong-duoc-sang-ten-so-do-926218.ldo

Chia sẻ:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Social Media

Bài viết mới

Danh Mục