ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HỒ CHÍ MINH

CÔNG TY LUẬT TNHH NAM HÀ VÀ CỘNG SỰ

Các mức phạt hành chính khi xây dựng nhà ở chưa có giấy phép

Đối với nhà ở thuộc khu vực hoặc thuộc trường hợp phải có giấy phép xây dựng, người dân phải có giấy phép trước khi khởi công.

Cần có giấy phép xây dựng trước khi khởi công công trình

Theo quy định tại Khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau:

– Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng.

– Đối với công trình phải có giấy phép xây dựng thì phải có giấy phép theo quy định.

– Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt.

– Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định pháp luật.

– Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.

– Chủ đầu tư đã gửi thông báo về ngày khởi công xây dựng đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 3 ngày làm việc.

 
          Việc khởi công xây dựng công trình nhà ở phải tuân thủ các quy định của pháp luật. 

Như vậy, theo quy định nêu trên, trường hợp phải có giấy phép xây dựng thì người dân không được khởi công xây dựng nhà ở trước khi có giấy phép.

Trường hợp khởi công xây dựng nhà ở trước khi có giấy phép xây dựng sẽ bị coi là hành vi xây dựng không phép và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Mức phạt xây dựng nhà ở không phép

Theo đó, Khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép như sau:

– Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc 2 trường hợp dưới đây.

– Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.

Ngoài mức phạt tiền trên, theo Khoản 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, người có hành vi xây dựng nhà không phép sẽ bị áp dụng biện khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm nếu mà hành vi vi phạm đã kết thúc.

Đối với nhà ở xây dựng không phép mà đang thi công xây dựng thì xử lý như sau:

– Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình.

– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.

– Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân vi phạm không xin được giấy phép xây dựng thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình.

KIM NHUNG (T/H)
Báo Lao Động

Chia sẻ:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Social Media

Bài viết mới

Danh Mục