Danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới

Theo DNHN-Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 889/QĐ-TTg ngày 07/6/2021 ban hành Danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới.

Theo đó, có 32 văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới. Cụ thể, có 16 văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, 12 văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành và 4 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa).

Quyết định 889/QĐ-TTg ngày 07/6/2021 ban hành kèm theo các Danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới , gồm Phụ lục I – Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới; Phụ II – Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành và Phụ lục III – Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành.

Trong danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới đáng chú ý có các văn bản sau:

Đối với Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử bổ sung quy định về: Các hoạt động thương mại điện tử mới xuất hiện trên thực tế; quản lý thương mại điện tử có yếu tố nước ngoài; xử lý vấn nạn hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng kém chất lượng trên môi trường điện tử.

Đối với Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) hoặc Nghị quyết của Quốc hội về thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với phân bón, yêu cầu đặt ra là sửa đổi, bổ sung Luật hoặc trình Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết để quy định về thuế giá trị gia tăng đối với phân bón (theo kiến nghị tại mục II.3.2.8, phần B Báo cáo số 442/BC-CP).

Đối với Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014, yêu cầu đặt ra là bổ sung quy định về các trường hợp chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước từ doanh nghiệp về cơ quan đại diện chủ sở hữu, chuyển giao từ cơ quan đại diện chủ sở hữu về các tập đoàn, tổng công ty không cùng cơ quan đại diện chủ sở hữu (theo kiến nghị tại mục II.3.2.1, phần B Báo cáo số 442/BC-CP). Đồng thời bỏ quy định Bộ Tài chính tham gia giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp ở trung ương (theo kiến nghị tại mục II.3.2.2, phần B Báo cáo số 442/BC-CP).

Đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Bộ Thông tin & Truyền thông chủ trì Sửa đổi, bổ sung một số vấn đề thực tiễn chưa được quy định trong Luật hoặc có quy định nhung chưa thực sự phù hợp (theo kiến nghị tại mục II.9.2.1, phần B Báo cáo số 442/BC-CP).

Đối với Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, Bộ Công Thương chủ trì thực hiện yêu cầu Bãi bỏ Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP (theo kiến nghị tại mục II.1.1, phần B Báo cáo số 442/BC-CP).

Đối với Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành bảng mã số HS đối với Danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, yêu cầu

Ban hành Danh mục hàng hóa tại Phụ lục VIII, IX, X Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản kèm mã số HS (theo kiến nghị tại mục II.7.2.4, phần B Báo cáo số 442/BC-CP); Phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất phương án giao 01 đơn vị làm đầu mối thực hiện kiểm tra chuyên ngành; đồng thời, sửa đổi các văn bản liên quan theo hướng cắt giảm hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành (theo kiến nghị tại mục II.7.2.3, phần B Báo cáo số 442/BC-CP).

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh yêu cầu căn cứ danh mục, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội khẩn trương nghiên cứu, đề xuất phương án xử lý tại các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua hoặc cho ý kiến đối với các dự án luật, pháp lệnh đã có trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.

Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp khẩn trương nghiên cứu, đề xuất đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 và các năm tiếp theo đối với các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành chưa có trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đã có trong Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2021; phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ nghiên cứu, đề xuất đưa vào Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2022 và các năm tiếp theo.

Bảo Ngân 

Theo doanhnghiephoinhap.vn

Nguồn bài viết: https://doanhnghiephoinhap.vn/danh-muc-van-ban-quy-pham-phap-luat-can-sua-doi-bo-sung-ban-hanh-moi.html

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT LỊCH TƯ VẤN