Hoãn xử giám đốc thẩm vụ ly hôn vợ chồng Trung Nguyên

(PLO)- Phiên xử giám đốc thẩm vụ án ly hôn giữa vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên) tiếp tục hoãn.

Phiên xử giám đốc thẩm vụ án ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên) và bà Lê Hoàng Diệp Thảo vào ngày mai (13-11) sẽ tiếp tục hoãn.
Trước đó, TAND Tối cao từng có lịch xét xử giám đốc thẩm vụ án này vào ngày 4-11 nhưng sau đó đã hoãn lại vào ngày 13-11.
Ngày 2-10, bà Thảo gửi đơn kêu cứu khẩn cấp tới Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao để xem xét hủy hai bản án phúc thẩm và sơ thẩm, đồng thời đề nghị tổ chức phiên giám đốc thẩm công khai nhằm tránh những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng đã từng xảy ra trong cả hai phiên tòa trước.

Hoãn xử giám đốc thẩm vụ ly hôn vợ chồng Trung Nguyên - ảnh 1Bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Ảnh: HOÀNG GIANG

Ngày 31-3, VKSND Tối cao cho biết đã có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm bản án phúc thẩm ngày 5-12-2019 của TAND Cấp cao tại TP.HCM.
Kháng nghị đề nghị Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xử giám đốc thẩm, hủy bản án sơ và phúc thẩm về phần hôn nhân và chia tài sản chung. Kháng nghị cũng đề nghị giao hồ sơ cho TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm lại từ đầu.
Kháng nghị cho rằng bản án trên có nhiều vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Cụ thể, tòa phúc thẩm không đình chỉ đối với các yêu cầu phản tố về việc chia tài sản chung là bất động sản, tài sản gửi ngân hàng… mà ông Vũ đã rút là vi phạm nghiêm trọng khoản 2 Điều 244 BLTTDS.
Các chứng thư thẩm và báo cáo kết quả thẩm định giá đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên phát hành ngày 25-6-2018, đến ngày xét xử sơ thẩm 20-2-2019 là đã đều hết hiệu lực.
Sau xử sơ thẩm, nguyên đơn kháng cáo nhưng tòa phúc thẩm đã không định giá lại theo quy định mà vẫn lấy kết quả thẩm định giá hết hiệu lực để chia tài sản cho các bên là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Kháng nghị cũng chỉ rõ tòa sơ thẩm và phúc thẩm không xác minh để đưa những người đang quản lý các bất động sản vào tham gia tố tụng nhằm giải quyết triệt để vụ án là vi phạm.
Mặt khác, trong các tài khoản tại ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam có tên ông Lê Hoàng Văn nhưng tòa án hai cấp không làm rõ nguồn gốc số tiền (1.400.269 GBD và 7.350.000 USD). Tòa hai cấp không làm rõ quá trình quản lý, sử dụng, tài sản hiện tại còn bao nhiêu, ai là người quản lý… mà vẫn xác định là tài sản chung của vợ chồng và chia cho bà Thảo số tiền này là không đúng.
Việc tòa hai cấp xem xét việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung của vợ chồng là cổ phần trong Tập đoàn Trung Nguyên chia cho ông Vũ phần nhiều hơn, chia cho bà Thảo ít hơn ông Vũ 20% giá trị cổ phần trong tập đoàn là không đảm bảo quyền lợi của bà Thảo…
Từ các phân tích trên, VKSND Tối cao đã kháng nghị giám đốc thẩm.
Trước đó, sau khi bản án sơ thẩm được tuyên, ngày 11-4-2019, VVKSND TP.HCM đã có quyết định kháng nghị và chỉ ra 11 điểm sai phạm nghiêm trọng, đề nghị TAND Cấp cao tại TP HCM hủy bản án sơ thẩm.
Cụ thể, 11 sai phạm được chỉ ra như: tòa đã không thu thập đầy đủ chứng cứ, vi phạm thủ tục tố tụng khi giải quyết yêu cầu phản tố của đương sự, không tổ chức đối chất, tiếp cận công khai chứng cứ, sử dụng những chứng cứ không chính xác…
NGUYỄN ĐỨC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT LỊCH TƯ VẤN