ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HỒ CHÍ MINH

CÔNG TY LUẬT TNHH NAM HÀ VÀ CỘNG SỰ

Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giải đáp một số vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự

Theo HÀ CHI – Ngày 28/3/2022, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức Hội nghị trực tuyến giải đáp một số vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại, hành chính và công tác hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Dưới đây Tạp chí giới thiệu phần giải đáp vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự

Về Hình sự

1.  Người đủ 18 tuổi phạm tội nhưng trước đó đã bị kết án khi chưa đủ 16 tuổi thì có thuộc trường hợp “phạm tội lần đầu” hay không?

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 107 Bộ luật Hình sự thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuồi bị kết án được coi là không có án tích. Do vậy, trường hợp người đủ 18 tuổi phạm tội nhưng trước đó đã bị kết án khi chưa đủ 16 tuồi thì thuộc trường hợp “phạm tội lần đầu”.

2.Trường hợp vật chứng là bộ phận của động vật nguy cấp, quý, hiếm thì Tòa án xử lý như  thế nào?

Theo khoản 1 Điều 7 Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP ngày 05/11/2018 của Hội đồng Thầm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 234 về Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự thì:

“7. Việc xử lý vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm hoặc sản phầm của chúng được thực hiện như sau:

 a. Vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm còn sống thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành để trả về tự nhiên, giao cho trung tâm cứu hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia hoặc giao cho cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

 b. Vật chứng là cá thể động vật chết hoặc sản phẩm động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc loại mau hỏng, khó bảo quản thì tiêu hủy hoặc giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

 c. Vật chứng khác không thuộc trường hợp hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật

Căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP nêu trên, đối với vật chứng là bộ phận của động vật nguy cấp, quý, hiếm Tòa án sẽ tuyên tịch thu hoặc tiêu hủy.

3. Người có hành vi hủy hoại tài sản thuộc khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc danh lam thắng cảnh có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên thì phạm tội “ Vi phạm các quy định về bảo vệ và sừ dụng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh gây hậu quâ nghiêm trọng” theo Điều 345 Bộ luật Hình sự hay tội “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản ” theo Điều 178 Bộ luật Hình sự hay cả hai tội?

Trường hợp người có hành vi hủy hoại lài sản thuộc khu di tích lịch sử- văn hóa hoặc danh lam thắng cảnh mà hành vi hủy hoại đã làm cho tài sản của khu di tích bị hư hỏng hoặc mất giá trị sử dụng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 178 cùa Bộ luật Hình sự nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.

Về Tố tụng hình sự

1. Bị cáo thực hiện nhiều hành vi phạm tội, Viện kiểm sát đã truy tố các hành vi phạm tội này nhưng chi truy tổ về 01 tội danh. Khi xét xử, Tòa án xét xử các hành vi đã bị truy tố nhưng với 02 tội danh khác nhau thì có vi phạm quy định về giới hạn của việc xét xử hay không?

Trường hợp bị cáo thực hiện nhiều hành vi phạm tội, Viện kiểm sát đã truy tố các hành vi phạm tội này về 01 tội danh thi căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 280 Bộ luật Tố tụng hình sự, Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát đế điều tra bổ sung. Nếu Viện kiểm sát vẫn giữ quyết định truy tố thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án. Khi xét xử, Tòa án căn cứ khoản 1 Điều 298 Bộ luật Tố tụng hình sự chỉ xét xử hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố.

 2. Bị cáo là đồng phạm trong một vụ án. Trong giai đoạn xét xử, bị cáo chết. Bị cáo có tài sản riêng để bồi thường thiệt hại. Tòa án có đưa những người thừa kể tài sản của bị cáo đã chết vào tham gia tố tụng để giải quyết phần trách nhiệm dân sự không? Nếu có thì xác định tư cách tham tố tụng của những người này như thế nào? Khi tuyên án về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của bị cáo theo hướng buộc những người thừa kế của bị cáo phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do bị cáo để lại trong phạm vi di sản hay chỉ cần tuyên buộc các đồng phạm còn lại có trách nhiệm liên đới bồi thường và tách yêu cầu hoàn trả của các đồng phạm (đã thực hiện nghĩa vụ liên đới thay cho bị cáo đã chết) đối với những người thừa kế tài sản của bị cáo để giải quyết thành vụ án dân sự khác?

Trường hợp có thể giải quyết trong cùng một vụ án thì khi giải quyết phần trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại, Tòa án đưa người thừa kế tài sản của bị cáo tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Khi thực hiện nghĩa vụ bồi thường, căn cứ Điều 615 Bộ luật Dân sự, người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại.

Trường hợp, không thể giải quyết trong cùng vụ án hình sự thì Tòa án buộc các đồng phạm còn lại có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại. Căn cứ quy định tại Điều 30 Bộ luật Tố tụng hình sự, Tòa án tách vụ án dân sự (giải quyết nghĩa vụ bồi thường giữa các bị cáo khác và người thừa kế của bị cáo) theo thủ tục tố tụng dân sự.

3. Trong cùng một vụ án hình sự có nhiều bi can, mỗi bị can bị truy tố theo các khoản khác nhau của cùng một điều luật hoặc bị truy tố theo các tội danh khác nhau, vậy thời hạn tạm giam các bị can, bị cáo để chuẩn bị xét xử được tính theo thời hạn tạm giam của bị can, bị cáo có thời hạn tạm giam dài nhất hay tính theo thời hạn tạm giam của từng loại tội phạm tương ứng với từng bị can, bị cáo?

Vấn đề này trước đây đã được hướng dẫn tại Nghị quyết số 04/2004/NQ- HĐTP ngày 05/11/2004 cùa Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “xét xử sơ thẩm” Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Qua rà soát thấy rằng, nội dung hướng dẫn tại Nghị quyết này vẫn phù hợp với quy định Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Do đó, trường hợp trong vụ án có nhiều bị can bị truy tố về nhiều tội phạm khác nhau (tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng) thì thời hạn tạm giam đối vời từng bị can không được quá thời hạn chụẩn bị xét xử đối với tội phạm nặng nhất mà bị can đó bị truy tố.

4. Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thấm theo hướng có lợi hơn về phần án phí, áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không đúng, Căn cứ vào quy định nào của pháp luật để Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa các nội dung này?

Mặc dù khoản 1 Điều 357 Bộ luật Tố tụng hình sự không quy định Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm về án phí, áp dụng tình tiết tăng nặng không đúng. Việc sửa 02 nội dung này nếu có lợi cho bị cáo thì Hội đồng xét xử có thể vận dụng quy định tại Điều 345 Bộ luật Tố tụng hình sự về phạm vi xét xử phúc thẩm để sửa 02 nội dung này của bản án sơ thẩm. Tuy nhiên tại phần quyêt định của bản án cần căn cứ cả Điều 345 và Điều 357 Bộ luật Tố tụng hình sự.

5. Khi Tòa án yêu cầu trích xuất bị can, bị cáo đang chấp hành hình phạt tù trong vụ án khác để phục vụ yêu cầu xét xừ ngoài vàn bàn yêu cầu trích xuất, Tòa án có còn phải bổ sung Quyết dịnh tạm giam đối với phạm nhàn là bị can, bị cảo trong thời gian trích xuất không?

Trường hợp này, đã được hướng dẫn tại mục 3 phần II Công văn số 89/TANDTC-PC ngày 30/6/2020 của Tòa án nhân dân tối cao về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử: “Đối với bị can, bị cáo đang thi hành án hình phạt tù ở một vụ án trước thì không ra quyết định tạm giam mà chỉ ra quyết định trích xuất để phục vụ công tác xét xử vụ án. Vì không có căn cứ tạm giam theo quy định tại Điều 19 của Bộ luật Tố tụng hình sự”. Mặt khác, Điều 9 của Thông tư liên tịch số 01/2020/TTLT-BCA-BQP-TANDTC- VKSNDTC ngày 17/6/2020 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về phối hợp thực hiện trích xuất phạm nhân, học sinh đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử đã quy định chế độ giam giữ đối với trường hợp này, khi được trích xuất theo Lệnh/Quyết định trích xuất mà không phải Quyết định tạm giam.

6. Trong vụ án hình sự, bị cáo thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 12 của Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án thì có được miễn án phí hình sự không?

Điều 12 của Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thuộc Chương quy định chung, do đó khi bị cáo thuộc một trong các trường hợp này thi cũng được miễn án phí hình sự.

7. Trong vụ án hình sự, tại phiên tòa lần đầu, bị hại có đơn đề nghị xét xử vắng mặt, người bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của bị hại có đơn đề nghị vắng mặt và đề nghị hoãn phiên tòa. Trường hợp này, Tòa án hoãn phiên tòa hay tiếp tục xét xử vụ án?

Đối với trường hợp vắng mặt bị hại thì Tòa án căn cứ khoản 1 Điều 292 Bộ luật Tố tụng hình sự xem xét hoàn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xứ.

Bộ luật Tố tụng hình sự không quy định việc vắng mặt của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại thì Tòa án xem xét hoàn phiên tòa. Do đó, trường hợp này, Tòa án vẫn mở phiên tòa theo quy định. Tuy nhiên, nếu việc vắng mặt người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cùa bị hại mà ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử có thể căn cứ vào Điều 305 Bộ luật Tố tụng hình sự, hỏi xem có ai yêu cầu hoãn phiên tòa hay không, nếu có yêu cầu thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.

Nguồn bài viết: https://tapchitoaan.vn/hoi-dong-tham-phan-toa-an-nhan-dan-toi-cao-giai-dap-mot-so-vuong-mac-trong-qua-trinh-giai-quyet-cac-vu-an-hinh-su7809.html

Chia sẻ:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Social Media

Bài viết mới

Danh Mục