ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HỒ CHÍ MINH

CÔNG TY LUẬT TNHH NAM HÀ VÀ CỘNG SỰ

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam 2021

Việc các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư kinh doanh vào Việt Nam sẽ song hành với việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền cho hàng hoá, dịch vụ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam.

Một số lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam

Theo Điều 89 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, tổ chức cá nhân nước ngoài khi đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam cần lưu ý về thẩm quyền đăng ký như sau:

– Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

– Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc đăng ký nhãn hiệu nước ngoài cần thiết phải tiến hành công đoạn tra cứu nhãn hiệu.

Hiện nay, có 02 cách tra cứu để giúp tổ chức, cá nhân có thể kiểm tra chính xác nhãn hiệu của mình có bị trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu khác hay không, cụ thể:

– Cách 1: Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam về nhãn hiệu

– Cách 2: Tra cứu nhãn hiệu nâng cao

Tra cứu nhãn hiệu nâng cao được hiểu là việc tra cứu nhãn hiệu được thực hiện với sự “trợ giúp” của chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

dang ky nhan hieu nuóc ngoai

Đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam (Ảnh minh hoạ)

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam

1. Về hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Theo quy định tại Mục 5 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ tương ứng với nhãn hiệu đăng ký bảo hộ như sau:

– 02 Tờ khai đăng ký theo Mẫu số 04-NH Phụ lục A Thông tư 16/2016/TT-BKHCN

– 05 mẫu nhãn hiệu giống nhau (trừ mẫu nhán hiệu dán trên tờ khai) và phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

– Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện.

– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu Công ty thụ hưởng quyền đó từ người khác.

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

2. Về trình tự thực hiện

Bước 1: Tiếp nhận đơn

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tại các.

Cụ thể hiện nay có thể nộp tại Cục sở hữu trí tuệ ở Hà Nội hoặc hai văn phòng đại diện ở TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Thời hạn thẩm định hình thức đơn: là 01(một) tháng kể từ ngày nộp đơn. Trong trường hợp Công ty chủ động yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn, hoặc phản hồi thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ thì thời hạn thẩm định hình thức được kéo dài thêm 10 (mười) ngày.

Bước 3: Công bố hợp lệ

Mọi đơn đã được chấp nhận hợp lệ đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Công ty phải nộp lệ phí công bố đơn.

Thời hạn công bố: là 02 (hai) tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Thời hạn thẩm định nội dung: là 06 (sáu) tháng kể từ ngày công bố đơn. Trong trường hợp Công ty chủ động yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn, hoặc phản hồi thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ, thì thời hạn thẩm định nội dung được kéo dài thêm không quá 03 tháng;

Bước 5: Cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Đơn bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 117 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, cụ thể:

– Có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ;

– Đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ nhưng không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất;

– Đơn thuộc cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất mà không được sự thống nhất của tất cả những Công ty về việc cấp cho một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo sự thoả thuận của tất cả những Công ty.

Thời hạn cấp văn bằng bảo hộ: Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày Công ty nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thủ tục cấp văn bằng bảo hộ theo quy định.

Bước 6: Đăng bạ và công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ

Thời hạn công bố: là 02 (hai) tháng kể từ ngày ra quyết định, sau khi Công ty đã nộp lệ phí công bố theo quy định.

Như vậy, tổ chức, cá nhân không thường trú tại Việt Nam đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam phải thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam. Đó là những tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ cấp phép hoạt động.

Hữu Đức

Theo luatvietnam.vn

Nguồn bài viết: https://luatvietnam.vn/doanh-nghiep/thu-tuc-dang-ky-nhan-hieu-nuoc-ngoai-tai-viet-nam-2021-561-30043-article.html?utm_source=dable

Chia sẻ:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Social Media

Bài viết mới

Danh Mục