ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HỒ CHÍ MINH

CÔNG TY LUẬT TNHH NAM HÀ VÀ CỘNG SỰ

TP.HCM thu phí cảng biển từ tháng 7.2021, dự kiến thu 3.200 tỉ đồng mỗi năm

Kể từ tháng 7.2021, các cảng biển ở TP.HCM bắt đầu thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng để có kinh phí tái đầu tư hạ tầng cho khu vực này.
Cảng Cát Lái - TP.HCM là cảng lớn nhất khu vực phía nam. /// ẢNH: NGỌC DƯƠNG

Cảng Cát Lái – TP.HCM là cảng lớn nhất khu vực phía nam. ẢNH: NGỌC DƯƠNG

Sáng 9.12, HĐND TP.HCM đã biểu quyết thông qua nghị quyết về ban hành mức thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng khu vực cửa khẩu cảng biển TP.HCM (gọi tắt là thu phí cảng biển), áp dụng từ ngày 1.7.2021.
Cụ thể, đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, hàng chuyển khẩu và hàng hóa xuất nhập khẩu mở tờ khai ngoài TP.HCM phải trả 2,2 triệu đồng/container 20 ft, 4,4 triệu đồng/container 40 ft hoặc 50.000 đồng/tấn hàng lỏng, hàng rời.
Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu mở tờ khai ngoài TP.HCM, chủ hàng phải trả 500.000 đồng/container 20 ft, 1.000.000 đồng/container 40 ft và 30.000 đồng/tấn hàng lỏng, hàng rời.
Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu mở tờ khai tại TP.HCM, chủ hàng phải trả 250.000 đồng/container 20 ft, 500.000 đồng/container 40 ft và 15.000 đồng/tấn hàng lỏng, hàng rời.
Riêng hàng hóa xuất nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng và đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh sẽ được miễn thu phí.
Với mức phí như trên cùng sản lượng hàng hóa năm 2019, Sở GTVT tính toán thu về hơn 3.200 tỉ đồng mỗi năm, trong các năm tiếp theo nguồn thu có thể tăng theo sản lượng.
TP.HCM thu phí cảng biển từ tháng 7.2021, dự kiến thu 3.200 tỉ đồng mỗi năm - ảnh 1

Các đại biểu HĐND TP.HCM biểu quyết thông qua ban hành mức thu phí cảng biển. ẢNH: SỸ ĐÔNG

Việc thu phí áp dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mà thanh toán qua hệ thống 24/7 của Hải quan TP.HCM. Toàn bộ số thu phí thu được sau khi trừ chi phí phục vụ công tác thu phí được nộp vào ngân sách thành phố để quản lý và bố trí sử dụng có mục tiêu cho đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông kết nối cảng biển trên địa bàn.
Về tỷ lệ trích để lại số thu phục vụ cho công tác thu phí tối đa không quá 1,5% trên tổng số phí thu được. Sau một năm thực hiện đề án, UBND TP.HCM đánh giá lại tình hình thu phí và chi phí phục vụ công tác thu phí để xác định tỷ lệ trích để lại cho phù hợp.
Theo Sở GTVT TP.HCM (đơn vị lập đề án), cảng biển TP.HCM là cảng biển tổng hợp đầu mối khu vực loại 1, đóng vai trò chủ đạo kết nối vận tải hàng hải của khu vực Đông Nam bộ và ĐBSCL với 4 khu cảng chính gồm: cảng Cát Lái, cảng Nhà Bè, cảng Hiệp Phước và khu cảng trên sông Sài Gòn.
Năm 2019, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển TP.HCM khoảng 170 triệu tấn; dự báo tăng lên gần 237 triệu tấn vào năm 2030. Khối lượng hàng hóa thông qua lớn gây áp lực lớn đến kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông không đáp ứng được tốc độ tăng trưởng của hàng hóa lưu thông, nhiều khu vực ùn tắc giao thông.
Sỹ Đông 
Theo thanhnien.vn

Chia sẻ:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Social Media

Bài viết mới

Danh Mục