Đó là khẳng định của Giáo sư Trần Văn Thọ, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, từng giảng dạy tại Đại học Waseda (Tokyo, Nhật Bản), từng là thành viên chuyên môn trong Hội đồng Tư vấn kinh tế của nhiều đời Thủ tướng Nhật, khi trả lời phỏng vấn Thanh Niên nhân dịp đầu năm mới.
Nhiều tập đoàn toàn cầu dự kiến tăng cường đầu tư vào Việt Nam trong năm 2021
Nhà máy Samsung ở Bắc Ninh
ẢNH: MAI PHƯƠNG
FDI ít quan hệ với DN trong nước
Để giải quyết cơ cấu hai tầng phân ly khu vực FDI và DN trong nước, cần tích cực và khẩn trương xúc tiến các chương trình yểm trợ DN nội địa. Trong đó, giúp họ tiếp cận được vốn và đất đầu tư, tháo gỡ các rào cản về hành chính… để họ có thể trở thành đối tác của các dự án FDI mới. Các cơ quan phụ trách DN nhỏ và vừa ở T.Ư và địa phương phải phát huy chức năng hỗ trợ, hướng dẫn các DN nhỏ, vừa, siêu nhỏ trong việc vay vốn, tìm đối tác, phương pháp tiếp cận thị trường, tiếp cận công nghệ. Các cơ quan này cũng có vai trò giới thiệu các DN nhỏ và vừa để họ liên kết với các DN lớn, với các DN có vốn đầu tư nước ngoài.(GS Trần Văn Thọ)
Trong 5 năm qua, kinh tế Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng khá cao, trung bình gần 7%; các chỉ số vĩ mô như lạm phát, nợ công cũng được bảo đảm ở mức ổn định. Năm 2020 do đại dịch Covid-19 kinh tế phải chững lại, nhưng Việt Nam là một trong 3 nước ở Á châu giữ được tăng trưởng dương. Bên cạnh tỷ lệ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế Việt Nam 5 năm qua cũng được chuyển dịch, tỷ trọng của công nghiệp trong GDP và trong lao động có việc làm tăng, lao động tiếp tục chuyển dịch từ nông sang công nghiệp. Chẳng hạn, tỷ trọng của các ngành chế tạo công nghiệp trong tổng lao động có việc làm tăng từ 17% năm 2016 lên 21% năm 2019. Trong thời gian đó, tỷ trọng của nông lâm ngư nghiệp giảm từ 42% xuống 35%. Thành tựu nổi bật nhất có lẽ là xuất khẩu và cải thiện cán cân mậu dịch. Xuất khẩu tăng mạnh và Việt Nam liên tục xuất siêu từ năm 2016, đặc biệt đạt mức cao từ năm 2018.
Hoạt động xuất khẩu sẽ sớm hồi phục
Chủ tịch Hội Cao su – Nhựa TP.HCM)
Kỳ vọng lập lại kỳ tích với gạo Việt
Về vấn đề thứ nhất, như đã nói, kinh tế Việt Nam, nhất là công nghiệp, phụ thuộc nhiều vào FDI. Nhưng khu vực FDI ít liên kết chặt chẽ với khu vực kinh tế trong nước. Cho đến nay phần lớn doanh nghiệp (DN) FDI nhập linh kiện, sản phẩm trung gian từ nước ngoài hoặc mua từ các DN FDI khác tại Việt Nam và lắp ráp, gia công thành sản phẩm tiêu dùng bán trong nước hoặc xuất khẩu.
Rút ngắn thời gian kiểm soát dịch bệnh kinh tế sẽ đỡ khó khăn
và Chính sách)
Nhà máy lắp ráp và kiểm định chip Intel tại Khu công nghệ cao TP.HCM
ẢNH: TTXVIỆT NAM
Cơ cấu tam giác và bất lợi của Việt Nam
Nhiều yếu tố tích cực đã được “sờ thấy”
Cơ cấu tam giác này bất lợi cho Việt Nam nhiều mặt. Thứ nhất, việc nhập khẩu nhiều sản phẩm trung gian như hàng sơ chế, linh kiện, bộ phận sẽ làm duy trì lâu dài tính chất gia công, lắp ráp của công nghiệp hóa Việt Nam. Hơn nữa, tùy thuộc hơn 50% vào nhập khẩu từ hai nước sẽ làm tăng rủi ro khi có vấn đề cung cấp ở hai nước ấy. Thứ hai, độ tùy thuộc quá lớn vào một thị trường xuất khẩu là Mỹ cũng gây nhiều rủi ro, nhất là Việt Nam ngày càng trở thành nước mà Mỹ nhập siêu nhiều. Tháng 12.2020 Mỹ đã quyết định liệt Việt Nam vào một trong những nước thao túng tiền tệ để đẩy mạnh xuất khẩu, có khả năng dẫn tới quyết định đánh thêm thuế trên hàng nhập từ Việt Nam.
Các mục tiêu tham vọng nhưng khả thi
Gạo xuất khẩu ở Đồng Tháp
ẢNH: HOÀNG SANG
Nguyên Hằng
Theo thanhnien.vn
Nguồn bài viết: https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/viet-nam-la-diem-den-quan-trong-nhat-cua-lan-song-fdi-moi-1342623.html