ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HỒ CHÍ MINH

CÔNG TY LUẬT TNHH NAM HÀ VÀ CỘNG SỰ

Đề xuất tiếp tục gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất cho doanh nghiệp

Theo VOV.VN – Trước dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, Bộ Tài chính vừa có đề xuất tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Đây là thông tin được các doanh nghiệp hết sức quan tâm vào thời điểm này bởi thực tế cho thấy, các giải pháp hỗ trợ về thuế, tiền thuê đất của Chính phủ được thực hiện trong năm 2020 đã phát huy hiệu quả, giúp nhiều doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, thậm chí có doanh nghiệp tăng trưởng.

Năm ngoái, những chính sách hỗ trợ kịp thời trong việc giãn thuế, gia hạn tiền thuê đất được xem như “máy trợ thở” kịp thời giúp các doanh nghiệp vực dậy trước muôn vàn khó khăn. Lần này, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp. Cụ thể, đối với thuế giá trị gia tăng, Bộ Tài chính đề nghị thời gian gia hạn là 5 tháng. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, đề nghị gia hạn 3 tháng.

Đối với các hộ, cá nhân kinh doanh, Bộ Tài chính đề xuất, gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đối với số tiền thuế phát sinh phải nộp năm 2021, trong các ngành kinh tế, lĩnh vực được gia hạn. Đối với tiền thuê đất, đề nghị gia hạn đối với số tiền thuê đất phải nộp kỳ đầu năm 2021 của doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân thuộc đối tượng được giảm. Theo nghiên cứu của Bộ Tài chính, nếu đề xuất được thông qua, tổng số tiền dự kiến được hoãn, giãn nộp thuế ước tính khoảng 115.000 tỷ đồng.

Theo Bộ Tài chính, nếu đề xuất lùi thời gian nộp thuế và tiền thuê đất cho doanh nghiệp được Chính phủ thông qua, quy định mới sẽ được áp dụng ngay, kịp thời giảm bớt các khó khăn cho doanh nghiệp.

Theo Bộ Tài chính, nếu đề xuất lùi thời gian nộp thuế và tiền thuê đất cho doanh nghiệp được Chính phủ thông qua, quy định mới sẽ được áp dụng ngay, kịp thời giảm bớt các khó khăn cho doanh nghiệp.

Ước tính, năm 2020 vừa qua đã có khoảng 130.000 tỷ đồng tiền thuế, phí và lệ phí các loại được Bộ Tài chính thực hiện miễn, giảm, gia hạn cho các doanh nghiệp, hộ gia đình bị ảnh hưởng do dịch Covid-19. Nhiều ý kiến doanh nghiệp cho rằng: thực tế đơn thuốc này không chỉ hữu ích đối với  doanh nghiệp mà còn là động lực để phát triển kinh tế.

Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG, cho biết, năm qua, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề tới các lĩnh vực kinh doanh của Tập đoàn, nhưng các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ đã kịp thời trợ lực rất lớn cho cộng đồng doanh nghiệp:

Theo bà Nga: “Chính phủ cũng bỏ ra rất nhiều công sức và cả nhiều vật chất để giảm thuế, giãn thuế, tạo những điều kiện, những cơ hội để họ có thể vươn lên bù lại khó khăn. Tôi nghĩ đây là điều quan trọng nhất…”.

Bà Phạm Thị Tuyết Lan, Phó Vụ trưởng Vụ Dự toán thu thuế, Tổng cục thuế, cho rằng, nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh và hỗ trợ từ chính sách, nhiều doanh nghiệp đã có sự hồi phục ngoạn mục, đặc biệt thu ngân sách năm 2020 của ngành thuế đã vượt dự toán được giao.

“Chính sách rất nhanh, rất kịp thời và rất hiệu quả như là sau quý 2 tăng trưởng rất giảm sâu thì quý 3, quý 4 kinh tế hồi phục rất nhanh và chúng tôi thấy nguồn thu cũng hồi phục rất khá. Đấy cũng là kinh nghiệm tốt để chúng tôi triển khai thực hiện cái nhiệm vụ thu ngân sách cho năm nay…” – bà Lan nhấn mạnh.

Năm ngoái, những chính sách hỗ trợ kịp thời trong việc giãn thuế, gia hạn tiền thuê đất được xem như "máy trợ thở" kịp thời giúp các doanh nghiệp vực dậy trước muôn vàn khó khăn.

Năm ngoái, những chính sách hỗ trợ kịp thời trong việc giãn thuế, gia hạn tiền thuê đất được xem như “máy trợ thở” kịp thời giúp các doanh nghiệp vực dậy trước muôn vàn khó khăn.

Theo Bộ Tài chính, nếu đề xuất lùi thời gian nộp thuế và tiền thuê đất cho doanh nghiệp được Chính phủ thông qua, quy định mới sẽ được áp dụng ngay, kịp thời giảm bớt các khó khăn cho doanh nghiệp.

Còn bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam cho biết, đây là lần thứ 3, Bộ Tài chính đề nghị gia hạn thuế và tiền thuê đất, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trước diễn biến phức tạp của đại dịch.

Theo bà Cúc, trong lúc doanh nghiệp có khó khăn, nhà nước cũng khó khăn thì nhà nước và doanh nghiệp cùng sẻ chia và như vậy nhà nước sẽ cố gắng thiệt hơn một chút để cho doanh nghiệp chậm nộp, khi doanh nghiệp vượt qua khó khăn rồi thì có thể là tăng doanh thu, tăng số lượng sản phẩm, và qua đó tăng thêm được tiền thuế và có như vậy thì mới có thể thu tiếp vòng 2 mới có thể thu tiếp vào ngân sách nhà nước.

Ước tính đến nay có tới trên 80% doanh nghiệp đang chịu tác động tiêu cực do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trong đó nhóm các doanh nghiệp có quy mô nhỏ chịu tác động lớn./.

Chia sẻ:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Social Media

Bài viết mới

Danh Mục