ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN SẢN PHẨM

Đăng ký Bản quyền sản phẩm là gì?

Khi khách hàng tạo ra 1 sản phẩm thông qua quá trình sản suất và đưa sản phẩm đó ra ngoài thị trường với mục đích kinh doanh, để có thể bảo vệ được sản phẩm của mình, tránh bị bên thứ ba làm nhái, làm giả đồng thời có cơ chế xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với bản quyền sản phẩm, khách hàng nên tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm.

Bản quyền sản phẩm có thể được đăng ký bảo hộ dưới nhiều hình thức và tùy thuộc vào từng sản phẩm, Luật sư của Công ty Luật Nam Hà sẽ tư vấn cho khách hàng các hình thức bảo hộ, về cơ bản bản việc đăng ký bản quyền sản phẩm được thực hiện dưới các hình thức sau:

– Hình thức thể bên ngoài của sản phẩm (hình dáng, bao bì) có thể đăng ký dưới dạng đăng ký kiểu dáng công nghiệp hay còn gọi là kiểu dáng sản phẩm

– Tên gọi, biểu trưng sản phẩm có thể đăng ký dưới dạng đăng ký thương hiệu (nhãn hiệu, logo). Ví dụ: OMO sẽ đăng ký cho sản phẩm bột giặt

– Kỹ thuật/công thức tạo ra sản phẩm có thể đăng ký dưới hình thức đăng ký sáng chế

Đăng ký bản quyền sản phẩm ở đâu?

Như chúng tôi đã phân tích ở trên, việc đăng ký bản quyền sản phẩm ở đâu sẽ phụ thuộc vào từng sản phẩm được phân theo loại hình đăng ký. Tương ứng với đó sẽ xác định được sẽ đăng ký ở đâu. Cụ thể:

– Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành đăng ký các đối tượng sở hữu công nghiệp

– Cục bản quyền tác giả sẽ tiến hành đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan

– Cục trồng trọt và chăn nuôi sẽ tiến hành đăng ký quyền liên quan đến giống cây trồng và vật nuôi

Một trong 03 đối tượng của Sở hữu trí tuệ là sở hữu công nghiệp sẽ bao gồm: Nhãn hiệu; Sáng chế; Giải pháp hữu ích; Kiểu dáng công nghiệp; Phát minh. Do đó, bản quyền sản phẩm sẽ được Đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam dưới hình thức nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.

Tại sao phải đăng ký bản quyền sản phẩm?

Như chúng tôi đã nói ở trên, đăng ký bản quyền sản phẩm rất quan trọng đối với doanh nghiệp muốn phát triển sản phẩm lâu dài, với việc một sản phẩm có thể được đăng ký bảo hộ dưới nhiều hình thức khác nhau, việc thiết sót đăng ký một hình thức có thể dẫn đến những rủi ro trong việc kinh doanh sản phẩm.

Việc đưa sản phẩm ra thị trường mà chưa đăng ký bảo hộ có thể dẫn đến việc chủ sở hữu sẽ mất toàn bộ sản phẩm vào tay đối thủ và gậy thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp, ngoài ra trong trường hợp sản phẩm chưa được đăng ký bản quyền dẫn đến việc khi phát hiện ra hành vi xâm phạm của bên thứ 3, chủ sở hữu bản quyền sản phẩm không thể tiến hành xử lý hành vi xâm phạm bản quyền do không chứng minh được quyền của mình đối với bản quyền sản phẩm. Ngoài ra, việc đăng ký bản quyền sản phẩm còn mang lại những lợi ích sau:

+ Chủ sở hữu được độc quyền sử dụng sản phẩm của mình trên lãnh thổ Việt Nam. Do đó, so với các đối thủ kinh doanh cùng lĩnh vực chủ sở hữu sẽ có những lợi thế cạnh tranh nhất định;

+ Tạo tiền để cho việc phát triển sản phẩm lâu dài thông qua việc đăng ký bản quyền sản phẩm;

+ Được cho bên khác (bên thứ 3) có quyền khai thác sản phẩm trên cơ sở cho phép sử dụng có thu phí hoặc yêu cầu lợi thế khác;

+ Tăng uy tín cho sản phẩm với người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy doanh số bản hàng

+…………………………….

Từ những lý do nêu trên, có thể thấy vai trò của việc đăng ký bản quyền sản phẩm là rất cần thiết và quan trọng đối với chủ sở hữu bản quyền sản phẩm.

Đăng ký bản quyền sản phẩm như thế nào?

Như chúng tôi đã phân tích ở trên, một sản phẩm có rất nhiều hình thức để đăng ký bản quyền,

Quý khách hàng có thể tham khảo đăng ký bên ngoài của sản phẩm (hình dáng, bao bì) dưới hình thức đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Quý khách hàng có thể tham khảo đăng ký tên gọi sản phẩm dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu (thương hiệu, logo)

Quý khách hàng có thể tham khảo đăng ký công thức/ kỹ thuật tạo ra sản phẩm dưới hình thức đăng ký sáng chế

Chi phí đăng ký bản quyền sản phẩm

Chi phí đăng ký bản quyền sản phẩm phụ thuộc vào từng đối tượng đăng ký và bao gồm chi phí, lệ phí nộp cho Cục bản quyền tác giả (hay còn được gọi là phí chính thức) và chi phí dịch vụ đăng ký (trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ đăng ký)

Quy trình đăng ký bản quyền sản phẩm

Quy trình đăng ký bản quyền sản phẩm được chia thành các bước sau:

Bước 1: Phân loại hình đối tượng đăng ký

Như chúng tôi đã phân tích ở trên, có 03 đối tượng đăng ký bản quyền sản phẩm bao gồm

(i) Đăng ký kiểu dáng sản phẩm

(ii) Đăng ký nhãn hiệu (thương hiệu, logo) sản phẩm

(iii) Đăng ký sáng chế sản phẩm

Phụ thuộc vào từng loại hình sản phẩm, chúng tôi sẽ tư vấn và hướng dẫn khách hàng lựa chọn loại hình đăng ký phù hợp nhất.

Bước 2: Chuẩn bị thông tin, tài liệu, hồ sơ cho việc đăng ký

Phụ thuộc vào từng loại hình sản phẩm khách hàng sẽ cần cung cấp thông tin sản phẩm, thông tin chủ sở hữu…vv.

– Với sản phẩm đăng ký dưới hình thức kiểu dáng:

+ Bản chụp sản phẩm bao gồm Ảnh trên, dưới, trái, phải, trước, sau, ảnh tổng thể

+ Giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền thực hiện công việc

+ Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp

+ Thông tin chủ sở hữu, tác giả (chứng minh thư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh)

– Với sản phẩm là nhãn hiệu (đăng ký logo, thương hiệu):

+ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (02 bản)

+ Giấy ủy quyền/Hợp đồng ủy quyền

+ File mềm nhãn hiệu hoặc bản in nhãn hiệu trên giấy A4 (kịch thước 8cm x 8cm)

+ Nhóm sản phẩm/dịch vụ (lĩnh vực kinh doanh hoặc sản phẩm) muốn đăng ký

– Với sản phẩm đăng ký sáng chế

+ Bản mô tả sáng chế

+ Yêu cầu bảo hộ sáng chế

+ Tờ khai đăng ký sáng chế

+ Giấy ủy quyền đăng ký

+ Ảnh sáng chế, bản vẽ kỹ thuật sáng chế

Bước 3: Nộp hồ sơ và theo dõi hồ sơ đăng ký bản quyền sản phẩm

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký, hồ sơ sẽ được trải qua 03 giai đoạn thẩm định bao gồm:

– Thẩm định hình thức đơn đăng ký

– Đăng công báo sở hữu công nghiệp

– Thẩm định nội dung đơn đăng ký

– Thông báo cấp văn bằng bảo hộ hoặc từ chối cấp văn bằng

Bước 4: Nộp phí cấp văn bằng bảo hộ và nhận giấy chứng nhận đăng ký

Trường hợp sản phẩm đáp ứng yêu cầu bảo hộ, chủ sở hữu sẽ nộp phí cấp văn bằng bảo hộ và sẽ nhận được văn bằng sau khoảng thời gian từ 02-03 tháng.

Dịch vụ đăng ký bản quyền sản phẩm của Công ty Luật Nam Hà

Công ty Luật Nam Hà với đội ngũ pháp lý cao cấp và luật sư nhiều kinh nghiệm đã thực hiện dịch vụ đăng ký bản quyền sản phẩm cho rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong quá trình cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền sản phẩm tại Việt Nam, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ sau đây:

– Tư vấn cho khách hàng hình thức đăng ký bản quyền sản phẩm phù hợp với loại hình sẽ đăng ký

– Tư vấn cho khách hàng điều kiện bảo hộ, tài liệu và thông tin cần thiết cho việc đăng ký bản quyền sản phẩm

– Soạn thảo hồ sơ, trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký bản quyền sản phẩm tại cơ quan chức năng

– Theo dõi đơn đăng ký bản quyền sản phẩm, bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên thụ ly hồ sơ (nếu có)

– Nhận kết quả đăng ký bản quyền sản phẩm và chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ.

Để được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ Công ty Luật Nam Hà theo thông tin dưới đây: 

CÔNG TY LUẬT TNHH MTV NAM HÀ (NAM HA LAW FIRM)

   Địa chỉ: Tầng 2.02, Số 90 Trần Đình Xu, P. Cô Giang, Quận 1, TP.HCM

   Điện thoại: 028 6291 2919                                         Tổng đài giải đáp pháp lý: 1900.86.86.24

   Hotline: 0906735415 (Luật sư Nguyễn Tri Thắng)     

   Website: namhaluat.com                                            Facebook: Hệ Thống Luật Nam Hà

   Email: vp.luatnamha@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT LỊCH TƯ VẤN